Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại.

Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại.

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
  4. b) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú;
  5. c) Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
  6. d) Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;

đ) Không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách Việt Nam về kiểm tra người, hành lý;

  1. e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
  2. g) Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  4. a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
  5. b) Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
  6. c) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
  7. d) Sử dụng hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

đ) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

  1. e) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
  4. b) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú.
  5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  6. a) Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;
  7. b) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  8. c) Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
  9. d) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.
  10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  11. a) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
  12. b) Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
  13. c) Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
  14. d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2; Điểm c, d Khoản 3; Điểm a Khoản 4; Điểm a, b Khoản 6 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ Khoản 3; Điểm b Khoản 4; Điểm a, b Khoản 6 Điều này;
  3. b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2; Điểm c Khoản 5 Điều này.
  4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Trích đi ều 17, nghị định số 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình)

  1. Lịch làm việc
    -Những ngày ĐSQ nghỉ: từ 04/04 đến 07/04 và ngày 09/04
    -Những ngày ĐSQ làm việc bình thường:ngày 08/04 và 10/04
    2. Những lưu ý khi làm Visa Trung Quốc.
    – Hiện nay làm Visa Trung Quốc cần lưu ý cung cấp tên người thân và số điện thoại liên lạc khi cần.
    Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Ms Hiên 0976718889 để được tư vấn trực tiếp!

 

 

  1. Hồ sơ chuẩn bị:
    – 01 văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7A); Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7B),có dán ảnh (kèm theo 02 ảnh cỡ 2x 3 cm).
    – Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú. ( còn thời hạn từ 01 năm trở lên )
    – Giấy phép lao động.
    2. Trường hợp xin Thẻ tạm trú cho người thân sang cùng: 
    – Những giấy tờ như mục 1
    – Giấy tờ chứng minh quan hệ dịch sang tiếng Việt công chứng: Đăng ký kết hôn, Sổ Hộ khẩu, Giấy khai sinh…
    3.Thời gian: 7 đến 10 ngày.
    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :
    Ms Hiên 0976718889
  2. Cấp mới Giấy Phép Lao Động
    Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
    -Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
    -Giấy khám sức khỏe theo quy định.
    -Lý lịch tư pháp ( Việt Nam và Nước ngoài )
    -Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
    -Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
    -02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
    -Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp cấp lại Giấy Phép Lao Động ( do Hết hạn )
    Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
    – Văn bản đề nghị cấp lại GPLĐ của người sử dụng LĐ theo mẫu số 09 kèm theo thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH.
    – 02 ảnh màu 4*6
    – Giấy phép lao động đã dc cấp ( trừ trường hợp bi mất ), thời hạn GPLĐ còn ít nhất 05 ngày và không quá 15 ngày.
    – Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định.
    – Văn bản của chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người LĐ nước ngoài.
    – Văn bản chứng minh người nước ngoài tiếp tục làm việc, đàm phán, cung cấp dịch vụ tại VN
    Thời gian, phí…mọi chi tiết xin liên hệ : Ms Hiên 0976718889
  4. Hồ sơ chuẩn bị:
    -Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 06 tháng.
    -Giấy xác nhận tạm trú.
    2. Thời gian: 7 ngày.
    3. Phí làm Lý Lịch Tư Pháp: 90 USD
    Mọi chi tiết xin liên hệ :
    Ms Hiên 0976718889

Người nước ngoài có thân nhân là người Việt Nam hoặc Việt Kiều xin visa về Việt Nam có thể xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể xin visa cho phù hợp
1. Tài liệu cho việc xin  visa về Việt Nam tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam.
– Hộ chiếu phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;
– Hộ chiếu không bị rách nát hoặc bị mờ số.
– Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của nhân viên Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam
– Nộp lệ phí visa tại tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán theo quy định, visa loại 01 tháng là 25$ và 03 tháng là 50$.(Tiền thanh toán là tiền Việt Nam hoặc USD)
Lưu ý: Trong một số trường hợp người nước ngoài phải có một công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam phê duyệt cho phép nhập cảnh và nhận visa tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Công văn nhận visa về Việt Nam được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân là thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh. Công văn nhập cảnh này phải được Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an fax đến Đại sứ quán/ Lãnh sự quán cụ thể của Việt Nam ở nước ngoài.
1. Tài liệu cần chuẩn xin visa Việt Nam về Việt Nam tại sân bay.
– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;
– Hộ chiếu không bị rách nát hoặc bị mờ số.
– Bạn phải có một công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại sân bay quốc tế tại Việt Nam.Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh.
Lưu ý: Trường hợp vào Việt Nam do miễn thị thực thì không yêu cầu công văn nhập cảnh. Công dân một số nước được miễn thị thực Việt Nam như các nước trong khối Asian, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển ….
2. Người nước ngoài cần  làm thủ tục gì để xin visa Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam
– Xuất trình hộ chiếu;
– Xuất trình công văn nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)
– Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay.
– Nộp lệ phí visa tại sân bay theo quy định, visa loại 01 tháng là 25$ và 03 tháng là 50$.(Tiền thanh toán là tiền Việt Nam hoặc USD)

Người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập, xuất cảnh Việt nam phải có thị thực Việt Nam, trừ trường hợp được miễn thị thực theo hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước liên quan hoặc theo quy định đơn phương của Việt Nam 
Các loại ký hiệu thị thực
A1: cấp cho thành viên chính thức các đoàn là khách mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của các vị có hàm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
A2:cấp cho thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
A3: cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện nước ngoài hoặc vào thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài.
B1:cấp cho người vào làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng.
B2: cấp cho người vào thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép.
B3: cấp cho người vào làm việc với các doanh nghiệp của Việt Nam
B4: cấp cho người vào làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài; tổ chức phi chính phủ có trụ sở đặt tại Việt Nam.
C1:cấp cho người vào Việt Nam du lịch.
C2:cấp cho người vào Việt Nam với mục đích khác.
D:cấp cho người vào Việt Nam không có cơ quan, tổ chức, cá nhân mời đón.
Thị thực ký hiệu D có giá trị 15 ngày; thị thực ký hiệu khác có giá trị từ 30 ngày trở lên.
Hồ sơ xin cấp thị thực gồm: Tờ khai đề nghị cấp thị thực (theo mẫu in sẵn tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế còn giá trị sử dụng, còn thời hạn dài hơn ít nhất 1 tháng so với thời hạn của thị thực đề nghị cấp, lệ phí cấp thị thực (trừ trường hợp được miễn). Người xin thị thực Việt Nam cần liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam để làm thủ tục xin phép nhập cảnh hoặc liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để được hướng dẫn cụ thể.

Để xin được công văn cho phép sử dụng thẻ ABTC
Doanh nghiệp cần nộp những giấy tờ sau lên Sở ngoại vụ Hà Nội
Địa chỉ: SỐ 10 Lê Lai – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
HỒ SƠ BAO GỒM: (Hai Bộ, mỗi bộ gồm)
– 01 Công văn gửi Sở ngoại vụ HN (Có mẫu trong tệp đính kèm)
– 01 Giấy giới thiệu với nội dung: Liên hệ nộp thủ tục xin công văn cho phép sử dụng thẻ ABTC + Chứng minh thư của người đi nộp để đối chiếu
– 01 Bản sao Giấy Đăng ký kinh doanh công ty
– Từ 1 đến 2 Hợp đồng ngoại ký với một trong những nước thành viên APEC (Hợp đồng phải được dịch thuật công chứng ra Tiếng Việt, Hợp đồng ký trong vòng một năm tính đến ngày nộp.) Kèm theo hợp đồng có: Tờ khai Hải quan và Giấy nộp thuế hải quan (phô tô sao y công ty).
– Giấy nộp thuế môn bài năm gần nhất + Giấy nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (hai quý gần nhất) – phô tô sao y công ty
– 01 Hộ chiếu phô tô (đầy đủ trang) của người xin cấp thẻ (Công chứng)
– 01 Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ hoặc biên bản họp hội đồng quản trị đối với Chủ tịch HĐQT – Phô tô đóng dấu sao y công ty
– Bảng lương của người xin cấp thẻ tại công ty (chỉ lọc lấy riêng lương của người xin cấp thẻ) sao y công ty
– Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội của người xin cấp thẻ đóng tại công ty
Tất cả những giấy tờ trên công ty trực tiếp mang 1 bộ đến Sở ngoại Vụ Hà Nội để nộp.
Sau khi xem xét hồ sơ bên Công an sẽ cử người trực tiếp xuống để kiểm tra và nhận 01 bộ còn lại
Sau khi công an kiểm tra công ty chủ động liên hệ với Sở ngoại vụ để nhận công văn cho phép sử dụng thẻ

Trẻ không phân biết độ tuổi đều được cấp hộ chiếu. Hộ chiếu cho bé có thể được cấp cùng với hộ chiếu của cha mẹ, người đỡ đầu hoặc được cấp riêng cho bé.
I. Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em.
1. Form tờ khai  làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em (Mẫu X01).
– Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.
– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.
–  Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
2. Sổ hộ khẩu của người đi làm hộ chiếu cho trẻ em.
Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.
3. Bản gốc Chứng minh nhân đân hoặc hộ chiếu của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
II. Địa chỉ, địa điểm và nơi nộp hồ sơ làm hộ chiếu cho bé.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Ví dụ: Nếu bé có hộ khẩu tạm trú hoặc tạm trú tại Hà Nội thì sẽ làm tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố Hà Nội.
Bé có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại TP HCM thì sẽ làm hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố HCM.
Nếu xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho trẻ dưới 14 tuổi tại nước ngoài công dân có thể làm thủ tục cấp hộ chiếu tại Đại sứ quán Việt Nam hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Xin vui lòng liên hệ với Đại sứ quán và lãnh sự quán tại nước sở tại để biết thông tin chi tiết cho trường hợp này.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
III. Thời gian cấp hộ chiếu cho trẻ em.
Thời gian làm hộ chiếu cho trẻ em không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian xin cấp hộ chiếu có thể dài hơn trong một số trường a6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
V. Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng.
Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Lưu ý: Điều kiện để xuất cảnh ra nước ngoài là người xuất cảnh buộc phải có hộ chiếu. Ngoài hộ chiếu ra thì điều kiện bắt buộc là phải có visa, thị thực. Một số ít quốc gia miễn thị thực visa ngắn ngày cho công dân Việt Nam như các nước trong khối Asian, tuy nhiên đa số các quốc gia khác thì đều yêu cầu nhập cảnh vào nước họ công dân Việt Nam phải có visa. Tại Việt Nam để có được visa nước ngoài một là bạn tự làm thủ tục xin cấp visa hoặc sử dụng dịch vụ làm visa , thị thực.

 

Bài viết cùng danh mục: